Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc https://ncdt.hvdt.edu.vn/index.php/journal <p>Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc (VJEMR) là cơ quan báo chí thực hiện chức năng nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lý luận của Học viện Dân tộc Việt Nam (VAEM), Ủy ban Dân tộc (UBDT). Tạp chí Nghiên cứu các dân tộc thiểu số đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép số 1421 ngày 31 tháng 8 năm 2011 và có mã số chuẩn quốc tế ISSN 0866 - 773X. Tạp chí Nghiên cứu các dân tộc thiểu số được xuất bản định kỳ 04 kỳ/năm nhằm mục đích: Thông tin kết quả nghiên cứu khoa học phục vụ xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số; Cung cấp cơ sở khoa học, lý luận để các cơ quan, tổ chức tham khảo, nghiên cứu trong quá trình hoạch định chiến lược, chính sách và hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc; Tạo diễn đàn trao đổi thông tin khoa học, nghiên cứu trong nước và quốc tế về lĩnh vực dân tộc và công tác dân tộc. Để đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng khoa học, tất cả các bài viết gửi Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc thiểu số đều trải qua một quy trình chặt chẽ, khách quan bởi các nhà khoa học và chuyên gia có uy tín. đầu ngành trong lĩnh vực công tác dân tộc của Việt Nam và thế giới.</p> Học viện Dân tộc vi-VN Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc 0866-773X MO TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI MƯỜNG Ở NINH BÌNH HIỆN NAY https://ncdt.hvdt.edu.vn/index.php/journal/article/view/295 <p>Mo là một sinh hoạt tín ngưỡng đặc sắc, có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của cộng đồng người Mường. Mo không chỉ là nghi lễ được diễn xướng trong tang mà còn hàm chứa tổng thể những giá trị tích hợp hình thành nên văn hóa Mường truyền thống (thế giới quan, nhân sinh quan, lịch sử tộc người, thiết chế xã hội, văn học – nghệ thuật dân gian, tín ngưỡng và thói quen sinh hoạt thường ngày...). Mo Mường ở tỉnh Ninh Bình không chỉ mang những đặc trưng của Mo Mường nói chung mà còn mang những sắc thái địa phương riêng có của người Mường ở nơi đây. Hiện nay, việc thực hành di sản Mo trong cộng đồng người Mường ở tỉnh Ninh Bình đang bị mai một nhanh chóng, cần được bảo vệ khẩn cấp, trong khi các hoạt động nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị Mo Mường ở đây còn quá ít. Bài viết tập trung khái quát về nguồn gốc, những diện mạo đặc trưng riêng biệt và hiện trạng thực hành di sản Mo trong cộng đồng cũng như công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản Mo Mường ở tỉnh Ninh Bình hiện nay. </p> Vân Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc 2024-06-21 2024-06-21 13 2 66 71 10.54163/ncdt/295 TRUYỀN DẠY NGHỆ THUẬT CỒNG CHIÊNG NGƯỜI COR TRONG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC Ở XÃ TRÀ THỦY, HUYỆN TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI https://ncdt.hvdt.edu.vn/index.php/journal/article/view/310 <p>Xã Trà Thủy, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi là nơi có nhiều người Cor sinh sống. Họ được biết đến với truyền thống văn hóa độc đáo như chơi cồng chiêng và dệt vải thủ công. Trong những năm gần đây, chính quyền địa phương, lãnh đạo phòng giáo dục huyện, các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện đã tích cực quảng bá, bảo tồn văn hóa dân tộc Cor đến các em học sinh, đặc biệt là học sinh người Cor. Bài viết này nghiên cứu thực trạng và giải pháp truyền dạy nghệ thuật đấu chiêng của người Cor trong môi trường giáo dục nhằm bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc ở xã Trà Thủy, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi hiện nay</p> Hoàng Thị Mai Sa Nga Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc 2024-06-21 2024-06-21 13 2 72 77 10.54163/ncdt/310 NGHỆ THUẬT MÚA TRUYỀN THỐNG CHĂM TRONG NGHI LỄ RIJA https://ncdt.hvdt.edu.vn/index.php/journal/article/view/289 <p><em>Trong các nghi lễ, lễ hội dân gian của của Chăm, âm nhạc và múa đóng vai trò quan trọng tạo nên phần hồn của buổi lễ. Hiện nay, hệ thống lễ Rija của người gồm có 4 nghi lễ: lễ Rija Nâgar (lễ múa đầu năm), lễ Rija Harei (lễ múa ban ngày), lễ Rija Dayep (lễ múa ban đêm) lễ Rija Praong (lễ múa lớn). Đây là hệ thống nghi lễ thuộc tín ngưỡng dân gian bao gồm nhiều nghi thức trình diễn múa, hát, âm nhạc và kịch nghệ, được người Chăm tổ chức nhằm để cầu cúng tổ tiên, các vị thần linh ban cho mưa thuận gió hòa, sức khỏe và mùa màng bội thu. Trong nghi lễ Rija, âm nhạc và múa đóng vai trò quán xuyến từ lúc bắt đầu cho đến kết thúc, đó là những bài hát lễ, các điệu múa lễ… Từ nội dung thống nhất, âm nhạc và múa đã thay thế hoàn toàn cho tiếng nói của con người để đối thoại với tổ tiên, ông bà và thần thánh. Trong bài viết này, nội dung đề cập đến vai trò của các điệu múa lễ trong nghi lễ Rija. Từ đó nêu thực trạng và bảo tồn các điệu múa lễ trong giai đoạn hiện.</em></p> Hòa Đàng Năng Ngoc Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc 2024-06-21 2024-06-21 13 2 78 85 10.54163/ncdt/289 GIÁ TRỊ LỊCH SỬ - VĂN HOÁ CỤM DI TÍCH ĐỀN PHJIA MI VÀ CHÙA LINH QUANG https://ncdt.hvdt.edu.vn/index.php/journal/article/view/256 <p>Đây là cụm di tích có kiến trúc và các tục hèm độc đáo như tục cúng phân trâu, tục cấy lúa trong lễ hội truyền thống. Đền Phjia Mi có mối liên hệ trực tiếp đối với di tích chùa Linh Quang, tạo thành một cụm di tích độc đáo và có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần, tín ngưỡng không chỉ của nhân dân xã Hùng Sơn mà còn là của cả vùng cánh đồng Thất Khê, huyện Tràng Định. Do vậy khi khôi phục chùa Linh Quang thì rất cần quan tâm đến đền Phjia Mi để tạo nên mối tương hỗ và giúp các di tích này phát huy được giá trị trong đời sống đương đại.</p> Tiến Nguyễn Bách Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc 2024-06-21 2024-06-21 13 2 86 89 10.54163/ncdt/256 HIỆU QUẢ TRONG CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HOÁ CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI TỈNH SÓC TRĂNG https://ncdt.hvdt.edu.vn/index.php/journal/article/view/312 <p>Với chủ trương xây dựng nền văn hóa thống nhất, đa dạng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam, trong đó ưu tiên phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số rất ít người, Đảng và Nhà nước ta xác định cùng với chăm lo phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo thì việc bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số vừa là nhiệm vụ cấp thiết, vừa có ý nghĩa chiến lược phải thực hiện kiên trì, lâu dài. Là một địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trong những năm qua, chính quyền tỉnh Sóc Trăng đã có nhiều nỗ lực trong việc xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và đặc biệt coi trọng việc gìn giữ, phát huy các giá trị văn hoá cho các tộc người, tạo nên bức tranh văn hoá đa dạng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.</p> Đặng Thị Tuyết Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc 2024-06-21 2024-06-21 13 2 90 94 10.54163/ncdt/312 NHẬN DIỆN VĂN HÓA VÙNG BIỂN ĐẢO QUẢNG NINH https://ncdt.hvdt.edu.vn/index.php/journal/article/view/304 <p>Từ góc nhìn địa - văn hóa, tác giả nghiên cứu những đặc điểm vùng biển đảo Quảng Ninh. Từ đó làm căn cứ nghiên cứu những đặc trưng về văn hóa của vùng biển đảo này, khái quát thành các giá trị văn hóa tiêu biểu với mong muốn bảo tồn và phát huy vốn văn hóa quý báu của các thế hệ cha ông. Việc nghiên cứu vấn đề này góp phần nhận diện rõ hơn những nét đặc trưng, tính chất đa dạng, phong phú văn hóa vùng biển đảo Quảng Ninh bao gồm 4 đặc điểm: mang đậm yếu tố nội đồng, nhạt yếu tố biển, đậm yếu tố lịch sử và có sự dung hợp giữa các vùng miền. Kết quả nghiên cứu sẽ là một căn cứ khoa học để quy hoạch phát triển, quản lý văn hóa của tỉnh tốt hơn trong thời gian tới.</p> Nguyễn Thị Phương Thảo Dung Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc 2024-06-21 2024-06-21 13 2 95 99 10.54163/ncdt/304 BIẾN ĐỔI VĂN HÓA SINH KẾ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY https://ncdt.hvdt.edu.vn/index.php/journal/article/view/299 <p>Biến đổi văn hóa sinh kế có vai trò quan trọng đối với cộng đồng dân cư trong quá trình phát triển du lịch ở Việt Nam. Trên cơ sở tiếp cận các thành tố của văn hóa sinh kế và biến đổi văn hóa sinh kế, bài viết chỉ rõ thực chất của quá trình biến đổi văn hóa sinh kế trong phát triển du lịch. Nghiên cứu đánh giá và xác định những tác động của biến đổi văn hóa sinh kế trong phát triển du lịch, từ đó đưa ra một số giải pháp phát huy giá trị văn hóa sinh kế trong phát triển du lịch ở Việt Nam hiện nay.</p> Trịnh Thị Hạnh Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc 2024-06-21 2024-06-21 13 2 100 106 10.54163/ncdt/299 TRANG TRÍ TRÊN MỘT SỐ CHUÔNG ĐỒNG THỜI NHÀ NGUYỄN TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH https://ncdt.hvdt.edu.vn/index.php/journal/article/view/303 <p>Chuông đồng không chỉ là pháp khí Phật giáo mà còn là di sản vật thể của cộng đồng cư dân bản địa, thông qua các trang trí và văn khắc trên chuông có thể thấy được giá trị về mỹ thuật, văn hóa, lịch sử. Tại tỉnh Quảng Bình, số lượng của chuông đồng thời nhà Nguyễn ở các chùa tuy không nhiều, nhưng đã cho thấy các đặc điểm tạo hình và trang trí khá đặc trưng của thời nhà Nguyễn. Thông qua phương pháp nghiên cứu điền dã, tổng hợp, thu thập và phân tích tư liệu, nhóm tác giả đã đưa ra nghiên cứu này với mục đích tìm hiểu về thực trạng. Đồng thời, nhóm tác giả phân tích, thống kê hệ thống trang trí và đưa ra một số nhận định về giá trị lịch sử và mỹ thuật chuông đồng thời nhà Nguyễn tại một số chùa ở tỉnh Quảng Bình, góp phần trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Phật giáo trong dòng chảy nghệ thuật dân tộc.</p> Phan Lê Chung Hương Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc 2024-06-21 2024-06-21 13 2 107 112 10.54163/ncdt/303 KHAI THÁC HOA VĂN THỔ CẨM THIẾT KẾ ẤN PHẨM DU LỊCH https://ncdt.hvdt.edu.vn/index.php/journal/article/view/313 <p>Thổ cẩm là sản phẩm thủ công có truyền thống lâu đời được các nghệ nhân truyền nghề lại qua các thể hệ trong các bản làng, buôn làng của người dân tộc thiểu số. Được tạo nên bởi những bàn tay khéo léo với chất liệu và màu sắc đặc biệt, thổ cẩm là nét đẹp không thể thiếu trong đời sống vật chất, tinh thần của từng tộc người ở Việt Nam. Mang một nét đẹp riêng, thổ cẩm đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống. Với thời trang, nhiều nhà thiết kế đã sử dụng chất liệu thổ cẩm trong các bộ sưu tập trình diễn. Vẻ đẹp tinh tế của thổ cẩm tạo nên những trang phục mang đậm nét truyền thống của người dân Việt, nhiều bộ sưu tập được đánh giá rất cao và tạo được ấn tượng đẹp với các nước bạn. Với thiết kế đồ họa, thổ cẩm cũng là một chất liệu độc đáo được nhiều nhà thiết kế lựa chọn. Đặc biệt, thành công có thể kể đến là cách thức khai thác vẻ đẹp của thổ cẩm cho thiết kế ấn phẩm văn hóa phục vụ du lịch</p> Phạm Hùng Cường Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc 2024-06-21 2024-06-21 13 2 113 116 10.54163/ncdt/313 PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HÓA Ở NHẬT BẢN THỜI KỲ EDO VÀ VAI TRÒ CỦA GIA TỘC MITSUI https://ncdt.hvdt.edu.vn/index.php/journal/article/view/309 <p>Sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản thời Edo gắn liền với sự phát triển thành thị và sự thay đổi vị trí của giới thương nhân. Gia tộc Mitsui ra đời là một sự tất yếu trong lịch sử phát triển của Nhật Bản trên tình hình các giai tầng trong xã hội thay đổi, chính trị không ổn định và tài chính tiền tệ còn rối ren phức tạp. Mitsui ra đời để kịp thời đáp ứng những nhu cầu thay đổi và phát triển của Nhật Bản lúc bấy giờ. Với đặc điểm sở hữu tư nhân, bộ máy quản lý gia tộc theo chiều ngang thì sức ảnh hưởng lan tỏa, kết hợp với sự liên kết mạnh trong bộ máy ở các lĩnh vực truyền thống, thương mại và ngân hàng dẫn đến khả năng chi phối cao của Mitsui mà các gia tộc khác không có được ở thời kỳ này.</p> Phan Thị Mai Trâm Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc 2024-06-21 2024-06-21 13 2 117 122 10.54163/ncdt/309 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI CHÙA KHMER Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG https://ncdt.hvdt.edu.vn/index.php/journal/article/view/311 <p>Mục tiêu của nghiên cứu nhằm phân tích tiềm năng phát triển chùa Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu tiến hành khảo sát 115 du khách tại các điểm chùa Khmer có hoạt động du lịch về các điều kiện phát triển loại hình du lịch này. Kết quả cho thấy, du khách đánh giá tích cực về yếu tố vật thể, phi vật thể và điều kiện tiếp cận các ngôi chùa. Tuy nhiên, còn tồn tại một số thách thức về vấn đề cơ sở hạ tầng, an ninh và các cơ sở lưu trú ăn uống. Qua đó, nghiên cứu đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm phát triển loại hình du lịch này ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm giải pháp về việc tạo tuyến điểm du lịch, kết nối với công ty lữ hành, tăng cường trải nghiệm, nâng cao nhận của quản lý chùa, cải thiện cơ sở hạ tầng và dịch vụ lưu trú, phát triển ẩm thực địa phương, nâng cao nguồn nhân lực du lịch và tiếp thị quảng cáo.</p> Nguyễn Thị Tú Trinh Giàu Khang Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc 2024-06-21 2024-06-21 13 2 123 129 10.54163/ncdt/311 CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ GẮN VỚI XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THÔNG MINH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH https://ncdt.hvdt.edu.vn/index.php/journal/article/view/308 <p>Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục được xây dựng với mục tiêu đổi mới, phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập nền kinh tế khu vực và quốc tế. Có nhiều thuận lợi và cơ hội lớn, Thành phố cũng đã bị ảnh hưởng bởi một số khó khăn và thử thách đến từ những cường quốc xung đột, biến đổi khí hậu, dịch Covid-19 và cách mạng công nghệ 4.0… Do đó, quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở Thành phố này cần được thực hiện trong thời gian dài, xây dựng Thành phố thông minh với xử lý tái tạo đô thị, ngoài ra, con người được đặt ở trung tâm.</p> Nguyễn Tân Vinh Nam Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc 2024-06-21 2024-06-21 13 2 130 137 10.54163/ncdt/308 PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG HALAL TẠI VIỆT NAM DƯỚI GÓC ĐỘ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC https://ncdt.hvdt.edu.vn/index.php/journal/article/view/288 <p>Thị trường Halal hiện nay đang nhận được sự quan tâm từ nhiều nền kinh tế trên thế giới vì đây là thị trường rộng lớn và có sự tăng trưởng nhanh chóng trên toàn cầu. Việt Nam là một trong những quốc gia được đánh giá là có nhiều lợi thế để phát triển ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm và cung cấp dịch vụ cho thị trường đầy tiềm năng này. Nếu có thể tận dụng cơ hội và điểm mạnh sẵn có, Việt Nam hoàn toàn có đủ khả năng để tham gia sâu vào chuỗi cung ứng và có vị thế vững chắc trong thị trường Halal toàn cầu. Bài viết này tập trung nghiên cứu tổng quan về thị trường Halal, những thuận lợi và thách thức của Việt Nam trong quá trình tiếp cận thị trường này, cũng như đề xuất một số kiến nghị dưới góc độ quản lý nhà nước để góp phần vào công tác xây dựng và phát triển thị trường Halal tại Việt Nam.</p> Tâm Huỳnh Thanh Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc 2024-06-21 2024-06-21 13 2 138 142 10.54163/ncdt/288 BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC DAO LÀNG NẶM ĐĂM, XÃ QUẢN BẠ, HUYỆN QUẢN BẠ, TỈNH HÀ GIANG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH https://ncdt.hvdt.edu.vn/index.php/journal/article/view/292 <p>Một trong những định hướng phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS miền núi phía Bắc hiện nay là khai thác du lịch từ những giá trị văn hóa độc đáo, đa dạng của các tộc người, điển hình là du lịch cộng đồng. Khi các sản phẩm văn hóa được đưa vào phục vụ du lịch, trở thành các sản phẩm du lịch sẽ mang lại nguồn lực về kinh tế, góp phần nâng cao đời sống, trình độ nhận thức cho cộng đồng. Bên cạnh đó còn là sự chú trọng, nâng cao ý thức tự giác của chủ thể trong bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tộc người. Du lịch cộng đồng là hướng đi mang tính bền vững trong mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa song song với phát triển kinh tế - xã hội.</p> Linh Dương Thùy Linh Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc 2024-06-21 2024-06-21 13 2 143 148 10.54163/ncdt/292 PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY GẮN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI THÔN LÔ LÔ CHẢI, XÃ LŨNG CÚ, HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG https://ncdt.hvdt.edu.vn/index.php/journal/article/view/297 <p>Lô Lô Chải là làng văn hoá nằm dưới chân núi Rồng thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Đây là nơi sinh sống của người dân tộc Lô Lô và người Mông. Phong cảnh nơi đây không những nổi tiếng tuyệt đẹp của thiên nhiên nguyên sơ, lưu giữ những nét văn hóa độc đáo của người dân tộc Lô Lô và Mông trên Cao nguyên đá Đồng Văn. Một bản làng với những ngôi nhà trình tường, mái lợp ngói máng, các nghề truyền thống như thêu, làm ngói máng, mộc, các lễ hội cúng thần rừng, lễ mừng lúa mới, lễ mừng nhà mới và điệu múa dân gian. Để đánh giá phát triển bền vững của người dân trong việc khai thác phát triển du lịch homestay gắn với bảo vệ môi trường. Tác giả dựa trên ba khía cạnh đánh giá sự suy thoái tài nguyên; hoạt động thu gom và xử lý chất thải đúng quy định; một số đe dọa từ thiên tai và khả năng ứng phó đối với thiên tai, trên cơ sở tham chiếu bộ tiêu chí đánh giá phát triển bền vững du lịch và quy định của cơ quan quản lý nhà nước. </p> Trần Đức Thành Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc 2024-06-21 2024-06-21 13 2 149 152 10.54163/ncdt/297 TRI THỨC ĐỊA PHƯƠNG CỦA NGƯỜI SÁN DÌU GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TUYÊN QUANG https://ncdt.hvdt.edu.vn/index.php/journal/article/view/314 <p>Tri thức địa phương là một kho tàng kiến thức rộng lớn và quý báu của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đây là một trong những yếu tố cấu thành bản sắc văn hóa của từng tộc người góp phần làm phong phú bản sắc văn hoá truyền thống Việt Nam. Trong quá trình phát triển, những tri thức địa phương của tộc người trong lao động sản xuất, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên,... đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển các kỹ thuật canh tác sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên, phương thức sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng đời sống của từng tộc người ở từng địa phương, vùng miền. Bài viết khái quát về tri thức địa phương của người Sán Dìu ở tỉnh Tuyên Quang để thấy được sự sáng tạo, đa dạng trong văn hoá tộc người và là tiềm năng để khai thác phát triển kinh tế -xã hội tỉnh Tuyên Quang.</p> Lê Thị Bích Thủy Hùng Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc 2024-06-21 2024-06-21 13 2 1 6 10.54163/ncdt/314 KẾT QUẢ VÀ HẠN CHẾ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CÁC TỈNH TÂY BẮC https://ncdt.hvdt.edu.vn/index.php/journal/article/view/296 <p>Thực hiện chính sách có vị trí đặc biệt quan trọng trong chu trình chính sách đào tạo nghề đối với lao động dân tộc thiểu số giúp trang bị kiến thức, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động dân tộc thiểu số, giúp ổn định đời sống góp phần bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Trong những năm vừa qua, các tỉnh Tây Bắc đã đạt nhiều kết quả trong công tác tổ chức thực hiện chính sách đào tạo nghề đối với lao động dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, các địa phương vẫn còn gặp những nhiều khó khăn, hạn chế trong triển khai thực hiện chính sách, đòi hỏi phải có những giải pháp mang tính đồng bộ, sáng tạo nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo nghề đối với lao động dân tộc thiểu số tại các tỉnh Tây Bắc.</p> Vui Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc 2024-06-21 2024-06-21 13 2 7 13 10.54163/ncdt/296 QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ KINH TẾ - GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY https://ncdt.hvdt.edu.vn/index.php/journal/article/view/301 <p>Xuất phát từ học thuyết của chủ nghĩa Mác-Lênin và thực tiễn ở Việt Nam, Hồ Chí Minh đưa ra một hệ thống quan điểm toàn diện về kinh tế. Đó là quan điểm về cơ cấu kinh tế, về sở hữu kinh tế, về phân phối và quản lý kinh tế, về vấn đề khoán trong sản xuất. Những quan điểm của Hồ Chí Minh về kinh tế đến nay vẫn còn nguyên giá trị về mặt lý luận và thực tiễn sâu sắc, trở thành nền tảng, cơ sở lý luận cho Đảng ta vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bài viết khái quát những nội dung cơ bản của Hồ Chí Minh về kinh tế và chỉ ra giá trị của quan điểm Hồ Chí Minh về kinh tế đối với giai đoạn hiện nay.</p> Hà Thị Liên Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc 2024-06-21 2024-06-21 13 2 14 19 10.54163/ncdt/301 PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN CỦA ĐẤT NƯỚC https://ncdt.hvdt.edu.vn/index.php/journal/article/view/306 <p>Vấn đề con người và phát huy nhân tố con người là nội dung xuyên suốt trong tư tưởng, hành động của Hồ Chí Minh. Cống hiến to lớn của Người là ở chỗ, đã tìm thấy con đường giải phóng dân tộc - con đường cách mạng vô sản; lãnh đạo toàn dân vùng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc, giải phóng con người. Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm chỉ đạo thực hiện xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần giải phóng con người trên mọi phương diện. Sự nghiệp phát triển đất nước hiện nay đang đòi hỏi cần nghiên cứu, thực hiện các giải pháp phát huy nhân tố con người Việt Nam theo quan điểm Hồ Chí Minh. Đây cũng là cơ sở quan trọng để Đảng Cộng sản Việt Nam vạch ra chủ trương, đường lối đúng đắn trong việc xây dựng con người mới và phát huy nhân tố con người đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.</p> Nguyễn Văn Linh Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc 2024-06-21 2024-06-21 13 2 20 26 10.54163/ncdt/306 QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG HIỆN NAY https://ncdt.hvdt.edu.vn/index.php/journal/article/view/300 <p>Biển Đông (theo cách gọi của Việt Nam) là vùng biển được bao bọc bởi 9 quốc gia, gồm Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, Singapore, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. Biển Đông không chỉ là địa bàn chiến lược quan trọng đối với các nước trong khu vực mà còn của cả châu Á - Thái Bình Dương và thế giới. Vấn đề Biển Đông có nội dung rất rộng lớn. Trước hết, đó là vấn đề chủ quyền lãnh thổ của các quốc gia ven bờ Biển Đông, vấn đề phân định đường biên giới, thềm lục địa và vùng chồng lấn giữa các nước. Thế kỷ XXI, vấn đề Biển Đông còn là vấn đề tự do, an ninh, an toàn hàng hải quốc tế, các nước lớn tranh giành ảnh hưởng và những vấn đề an ninh phi truyền thống khác. Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung khái quát một số quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giải quyết các vấn đề Biển Đông trong bối cảnh hiện nay. </p> Nguyễn Thị Anh Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc 2024-06-21 2024-06-21 13 2 27 31 10.54163/ncdt/300 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ TỘC NGƯỜI XUYÊN BIÊN GIỚI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC HIỆN NAY. https://ncdt.hvdt.edu.vn/index.php/journal/article/view/290 <p><strong>Tóm tắt: </strong>Quan hệ tộc người xuyên biên giới Việt Nam – Trung Quốc là trạng thái tác động, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các thành viên trong một tộc người có cùng tên gọi, khu vực cư trú, ngôn ngữ và đặc điểm văn hóa riêng; giữa thành viên tộc người này với thành viên tộc người khác và giữa các tộc người khác nhau tạo nên sự cố kết cộng đồng cư trú trên vùng biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Đặc điểm nổi bật của quan hệ tộc người xuyên biên giới Việt – Trung là lòng tin, sự cố kết, gắn bó cộng đồng giữa các thành viên trong tộc người và giữa các tộc người cùng sinh sống trên địa bàn.</p> Phạm Đình Chiến Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc 2024-06-21 2024-06-21 13 2 32 37 10.54163/ncdt/290 TÍNH HIỆN ĐẠI TRONG TRONG TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO HÒA HẢO https://ncdt.hvdt.edu.vn/index.php/journal/article/view/294 <p>Trong bối cảnh xã hội hiện nay, tính hiện đại trong tư tưởng đạo đức Phật giáo Hòa Hảo vừa là yếu tố tích cực giúp Phật giáo Hòa Hảo thích ứng với xã hội vừa là chất xúc tác kết nối tín đồ Phật giáo Hòa Hảo với công cuộc xây dựng Xã hội Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Trong bài viết về tính hiện đại của Phật giáo Hòa Hảo, tác giả tập trung vào giá trị của tư tưởng đạo đức Phật giáo Hòa Hảo, thể hiện ở hai nội dung chính: Một là, đặc điểm tính hiện đại trong tư tưởng Phật giáo Hòa Hảo. Hai là, sự phù hợp của tính hiện đại trong tư tưởng đạo đức Phật giáo Hòa Hảo với công cuộc xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam hiện nay.</p> Phụng Trần Văn Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc 2024-06-21 2024-06-21 13 2 38 43 10.54163/ncdt/294 ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ TIẾNG VIỆT THEO KHUNG NĂNG LỰC 6 BẬC CỦA VIỆT NAM DÀNH CHO HỌC VIÊN QUỐC TẾ TẠI HỌC VIỆN CẢNH SÁT NHÂN DÂN https://ncdt.hvdt.edu.vn/index.php/journal/article/view/305 <p>Tổ chức kiểm tra đánh giá trình độ tiếng Việt đầu vào cho học viên quốc tế là một hoạt động góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tại Học viện Cảnh sát nhân dân. Bài viết phân tích kết quả bước đầu của việc kiểm tra đánh giá đầu vào năng lực tiếng Việt dành cho học viên Lào khoá 37 do Khoa Ngoại ngữ phối hợp với Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học của Học viện Cảnh sát nhân dân thực hiện và đề xuất các giải pháp nhằm triển khai đồng bộ hình thức kiểm tra đánh giá này đối với toàn bộ học viên quốc tế được đào tạo tại Học viện.</p> Hoàng Ngọc Nguyên Hồng Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc 2024-06-21 2024-06-21 13 2 44 47 10.54163/ncdt/305 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO LÀ YÊU CẦU, ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY CHO SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY https://ncdt.hvdt.edu.vn/index.php/journal/article/view/307 <p>Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, tác động đa chiều của toàn cầu hóa, tự do hoá thương mại, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra mạnh mẽ, cạnh tranh quốc tế hết sức gay gắt, quyết liệt, yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thì sự phát triển của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo luôn được coi là cơ sở, nguồn lực quan trọng hàng đầu cho quá trình phát triển kinh tế của đất nước.</p> Phan Thị Thành Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc 2024-06-21 2024-06-21 13 2 48 52 10.54163/ncdt/307 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC MÔN TIẾNG DÂN TỘC THÁI TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA https://ncdt.hvdt.edu.vn/index.php/journal/article/view/298 <p>Công nghệ thông tin phát triển rất nhanh trong những năm gần đây đã có tác động rất lớn đến mọi lĩnh vực của đời sống hiện đại, trong đó có giáo dục. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học tiếng dân tộc Thái đã trở thành xu hướng tất yếu hiện nay. Nghiên cứu trình bày một số phần mềm công nghệ thông tin, quy trình xây dựng thiết kế bài giảng có ứng dụng công nghệ thông trong dạy học tiếng dân tộc Thái tại trường Cao đẳng Sơn La. Việc ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả đòi hỏi sự nhiệt tình, thời gian và nỗ lực của giáo viên cùng với việc không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt là các kiến thức về công nghệ thông tin, các phần mềm ứng dụng... để ứng dụng vào dạy học nói chung và dạy học tiếng dân tộc Thái nói riêng là rất cần thiết hiện nay. </p> Cầm Thị Lan Hương Thanh Dung Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc 2024-06-21 2024-06-21 13 2 53 59 10.54163/ncdt/298 NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG DỮ LIỆU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT VỀ NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI PHỤC VỤ CÔNG TÁC GIẢNG DẠY, HỌC TẬP NGÀNH MỸ THUẬT TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGHỆ THUẬT, ĐẠI HỌC HUẾ https://ncdt.hvdt.edu.vn/index.php/journal/article/view/302 <p>Sự phát triển của xã hội cùng với khoa học kỹ thuật ngày nay đã tạo nên nghệ thuật đương đại với sự ảnh hưởng rõ rệt trên toàn thế giới. Thời đại công nghệ hiện nay đã tạo điều kiện cho người dạy và người học có được sự trao đổi, giao lưu, nghiên cứu, thực hành không chỉ trong nhà trường hay trong đất nước mà còn là sự giao lưu học hỏi với các nghệ sĩ, nhà nghiên cứu ở các nước trên thế giới. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả xây dựng dữ liệu thuật ngữ Anh - Việt về nghệ thuật đương đại. Nghiên cứu được thực hiện thông qua các phương pháp thu thập tư liệu, phân tích, tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa và thống kê. Quá trình nghiên cứu đã xác định được 1027 thuật ngữ với đa dạng cấu trúc, từ thuật ngữ đơn giản, thuật ngữ phức hợp, chữ viết tắt, từ viết tắt và ký tự tắt. Với kết quả này, chúng tôi đã chuyển đến các chuyên gia, nghệ sĩ, những người đã và đang thường xuyên sử dụng các thuật ngữ về nghệ thuật đương đại trong quá trình thực hành nghệ thuật cũng như trong nghiên cứu, giảng dạy để đánh giá. Từ kết quả đánh giá thu được, nhóm tác giả đã điều chỉnh và đưa vào phổ biến với mục đích đem lại sự hỗ trợ thêm về ngôn ngữ trong quá trình dạy và học. </p> Nguyễn Thị Hiền Lê Thảo Chung Cang Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc 2024-06-21 2024-06-21 13 2 60 65 10.54163/ncdt/302