THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG BIÊN GIỚI MIỀN NÚI PHÍA BẮC, VIỆT NAM

Các tác giả

  • Vũ Vân Anh Viện Nghiên cứu Xã hội và Nhân văn miền núi, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên
  • Dương Quỳnh Phương Viện Nghiên cứu Xã hội và Nhân văn miền núi, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên
  • Đinh Đức Hội Viện Nghiên cứu Xã hội và Nhân văn miền núi, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên
  • Phí Hùng Cường Học viện Dân tộc

Tóm tắt

Phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số biên giới miền núi phía Bắc là một trong những vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, chú trọng. Điều này không chỉ nhằm chăm lo, cải thiện cuộc sống cho đồng bào tốt hơn, mà còn hướng tới xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và hạnh phúc; đảm bảo an ninh, quốc phòng của nước ta. Để thực hiện mục tiêu to lớn trên, trong những năm qua, bên cạnh những chính sách phát triển chung, Đảng và Nhà nước đã có nhiều quyết sách, chủ trương lớn về phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng vùng miền núi và đồng bào dân tộc. Nhờ đó, sự nghiệp phát triển vùng dân tộc thiểu số biên giới miền núi phía Bắc đã thu được những thành tựu quan trọng về mọi mặt, từng bước ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, góp phần đáng kể vào công cuộc phát triển quốc gia, thành công của xóa đói, giảm nghèo. Do vậy, nghiên cứu thực trạng kinh tế vùng biên giới và đề xuất một số giải pháp tăng cường phát triển kinh tế bền vững ở khu vực này là cần thiết.

Tải xuống

Đã Xuất bản

2022-03-30

Số

Chuyên mục

CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC