PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA VỐN NHÂN LỰC ĐẾN THU NHẬP VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP THEO GIỚI TÍNH TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Các tác giả

  • Lê Phạm Tường Vi Trường Đại học Cần Thơ
  • Huỳnh Trường Huy Trường Đại học Cần Thơ

Tóm tắt

Nghiên cứu này vận dụng lý thuyết vốn nhân lực của Mincer (1974) và phương pháp phân tích thành phần của Oaxaca (1973) và Blinder (1973) nhằm phân tích ảnh hưởng của vốn nhân lực đến thu nhập và bất bình đẳng thu nhập theo giới tính tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, dựa vào Dữ liệu khảo sát mức sống dân cư năm 2018 của Tổng cục Thống kê Việt Nam. Kết quả phân tích từ 7.558 lao động làm việc được trả lương cho thấy, lao động nữ chỉ nhận khoảng 84% mức thu nhập so với lao động nam trên thị trường lao động. Đáng chú ý, bất bình đẳng thu nhập theo giới tính được đo lường chủ yếu gắn liền với các yếu tố phân biệt đối xử; trong khi đó, các yếu tố vốn nhân lực và nhân khẩu học có ảnh hưởng không đáng kể đến sự bất bình đẳng thu nhập theo giới tính. Xuất phát từ kết quả nghiên cứu, một vài hàm ý chính sách liên quan nâng cao nhận thức về bình đẳng giới đối với người sử dụng lao động, ưu đãi tuyển dụng và sử dụng lao động nữ, và tạo cơ hội tham gia thị trường tốt hơn cho phụ nữ thông qua đào tạo nghề thật sự cần thiết.

Tải xuống

Đã Xuất bản

2021-11-20

Số

Chuyên mục

CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC