QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ BẢN SẮC VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TẠI KHU VỰC TÂY NGUYÊN

Các tác giả

  • Nguyễn Văn Sương Trường Chính trị tỉnh Đắk Lắk
  • Ngô Quang Sơn Trường Đại học Hòa Bình

Tóm tắt

Bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống là chiến lược phát triển bền vững quốc gia, là nhiệm vụ chung của toàn xã hội trong đó giáo dục giữ vai trò quan trọng nhất, cũng bằng con đường giáo dục và thông qua giáo dục, các giá trị về vật chất và tinh thần, các kinh nghiệm hoạt động thực tiễn phong phú, kinh nghiệm ứng xử, lối sống, ngôn ngữ, phong tục, tập quán, ẩm thực, trang phục… của các dân tộc thiểu số được lưu truyền, tồn tích, vận hành kết nối giữa các thế hệ. Giáo dục giúp cho học sinh hiểu biết về bản sắc văn hóa truyền thống, tôn trọng, giữ gìn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình, tôn trọng giá trị bản sắc văn hóa của các dân tộc anh em khác. Bài báo này đã nêu thực trạng giáo dục bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ ở các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Tây Nguyên, từ đó đề xuất hệ thống các giải pháp quản lý phát triển mô hình giáo dục bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ ở các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay.

Tải xuống

Đã Xuất bản

2022-11-20

Số

Chuyên mục

KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ