QUY ƯỚC - MỘT CƠ CHẾ THÍCH NGHI TINH THẦN CỦA NGƯỜI BRU-VÂN KIỀU TRONG TRUYỆN CỔ
DOI:
https://doi.org/10.54163/ncdt/231- Từ khóa:
- Bru-Vân Kiều
- Quy ước
- Giao kết
- Giấc mơ
- Thích nghi
Tóm tắt
Bru-Vân Kiều là tộc người có xu hướng tâm lí thích nghi để tự vệ. Điều này được trình hiện rõ rệt trong truyện cổ dân gian của họ. Ở đó, việc thiết lập, tuân thủ và bảo vệ các quy ước trở thành một ám ảnh tinh thần đặc biệt. Họ không chỉ đạt được những giao kết, thỏa thuận với con người, với cộng đồng mà còn với thế giới tự nhiên và thế giới thần linh. Những ước mơ xuất hiện trong đời sống của người Bru-Vân Kiều đã trở thành quy ước phần bù, tức mặc nhiên được trở thành một sự bù đắp cho những thiếu khuyết, thiệt thòi, bất công, là cứu cánh cho thân phận con người, là chỗ dựa thiêng liêng cho số phận tộc người. Bru-Vân Kiều, trải qua nhiều biến cố và thử thách, đã lựa chọn thích nghi để duy trì hiện hữu.
Tài liệu tham khảo
Bon, G. L. (2015), Những quy luật tâm lý về sự tiến hóa của các dân tộc (Nguyễn Tiến Văn dịch). Hà Nội: Nxb. Thế giới.
Frazer, J. G. (2007). Càng vàng (Ngô Bình Lâm dịch). Hà Nội: Nxb. Văn hóa thông tin.
Linh, V. H. (2018). Lí thuyết kết nối và một số gợi ý vận dụng lí thuyết kết nối trong dạy học. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt.
Mauss, M. (2015). Luận về biếu tặng (Nguyễn Tùng dịch). Hà Nội: Nxb Tri thức.
Morin, E. (2015). Phương pháp 5 Nhân loại về nhân loại (Chu Tiến Ánh dịch). Hà Nội: Nxb Tri thức.
Propp, V. IA. (2003). Tuyển tập V.IA.Propp (tập 1). (nhiều người dịch). Hà Nội: Nxb. Văn hóa dân tộc.
Tấn, M. T. (1974). Truyện cổ Vân Kiều. Hà Nội: Nxb. Văn hóa dân tộc.
Tấn, M. T. (1978). Truyện cổ Vân Kiều. Hà Nội: Nxb.Văn hóa dân tộc.
Tấn, M. T. (1985). Truyện cổ Vân Kiều. Hà Nội: Nxb. Văn hóa dân tộc.
Tấn, M. T. (1986). Con voi thần. Huế: Nxb. Thuận Hóa.
Thúy, Đ. L. (2007). Phân tâm học và tính cách dân tộc. Biên soạn và giới thiệu. Hà Nội: Nxb. Tri thức.