BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ LÀM GIẤY GIANG CỦA NGƯỜI MÔNG XÃ PÀ CÒ, HUYỆN MAI CHÂU, TỈNH HÒA BÌNH

Các tác giả

  • Nguyễn Thành Nam Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội

DOI:

https://doi.org/10.54163/ncdt/245

Tóm tắt

Ở nước ta có nhiều dân tộc làm giấy dó, giấy bản, như người Việt, Mường, Cao Lan, Nùng… Mỗi dân tộc sử dụng nguyên liệu, quy trình khai thác, chế biến, kỹ thuật làm giấy và sử dụng giấy khác nhau. Với người Mông ở xã Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình thì nguyên liệu làm giấy là cây giang bánh tẻ nên còn gọi là giấy giang. Để làm ra tờ giấy giang dai, bền và có màu sắc đẹp, đồng bào phải tích lũy rất nhiều kinh nghiệm trong quá trình lựa chọn, khai thác, chế biến nguyên liệu và kỹ thuật làm giấy mang tính “bí truyền”, bởi nó trải qua rất nhiều công đoạn và đòi hỏi người thợ phải có sự tỉ mẫn thì mới làm được. Giấy giang của người Mông chủ yếu sử dụng trong nghi lễ gắn với lễ tết, tang ma, thờ cúng tổ tiên (ma nhà). Giấy giang của người Mông đã được giới mỹ thuật ở Hà Nội đặt mua để vẽ tranh, ký họa và xã Pà Cò đang trở thành điểm tham quan du lịch cộng đồng rất hấp dẫn trong những năm gần đây.

Tài liệu tham khảo

Bình, L. (2014). Tết của người Mông ở Mai Châu, Chuyên đề dân tộc và miền núi. Tạp chí Cộng sản, số 2+3/2014, tr.40-41.

Bình, G. K. (2020). Bảo tồn nghề thủ công truyền thống của các dân tộc thiểu số trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, ngày 15/09/2020.

Phong, H., & Tuấn, Th. (2023). Đặc sắc nghề làm giấy giang của dân tộc Mông, Báo điện tử Dân tộc và Phát triển, ngày 27/4/2023.

Huy, N. V. (1997, Chủ biên). Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam. Hà Nội: Nxb. Giáo dục.

Tổng cục Thống kê. (2020). Kết quả toàn bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019. Hà Nội: Nxb. Thống kê.

Thiennhien.net. (2011). Nghề làm giấy giang của người H’mông, ngày 9/2/2011.

Thuật, V. H., & Diệu, V. T. (2015). Nghề sản xuất giấy dó Đống Cao - Truyền thống và Biến đổi. Tạp chí Văn hóa Dân gian, 4(160), tr.74-79.

Vượng, B. V. (1998). Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam. Hà Nội: Nxb. Văn hóa Dân tộc.

Vượng, B. V. (2000). Di sản thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Hà Nội: Nxb. Thanh niên.

Tải xuống

Đã Xuất bản

2023-11-19

Số

Chuyên mục

VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN