PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HÓA Ở NHẬT BẢN THỜI KỲ EDO VÀ VAI TRÒ CỦA GIA TỘC MITSUI

Các tác giả

  • Phan Thị Mai Trâm Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

DOI:

https://doi.org/10.54163/ncdt/309

Tóm tắt

Sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản thời Edo gắn liền với sự phát triển thành thị và sự thay đổi vị trí của giới thương nhân. Gia tộc Mitsui ra đời là một sự tất yếu trong lịch sử phát triển của Nhật Bản trên tình hình các giai tầng trong xã hội thay đổi, chính trị không ổn định và tài chính tiền tệ còn rối ren phức tạp. Mitsui ra đời để kịp thời đáp ứng những nhu cầu thay đổi và phát triển của Nhật Bản lúc bấy giờ. Với đặc điểm sở hữu tư nhân, bộ máy quản lý gia tộc theo chiều ngang thì sức ảnh hưởng lan tỏa, kết hợp với sự liên kết mạnh trong bộ máy ở các lĩnh vực truyền thống, thương mại và ngân hàng dẫn đến khả năng chi phối cao của Mitsui mà các gia tộc khác không có được ở thời kỳ này.

Tài liệu tham khảo

Akira Fujino. (1993). Cultural History Cooper, Sumitomo New. p.4.

Hùng, N. Q. (2012). Lịch sử Nhật Bản. Hà Nội: Nxb. Thế giới.

Kim, N. V. (1994). Người Hà Lan - Những năm đầu ở Nhật Bản. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 4(275), tr.54-58.

John H. Sagers. (2019). The Importance of Entrepreneurship in Japan’s Late Nineteenth-Century Meiji Industrial Transformation. Education About ASIA, 24(2), p.40-45.

John G. Roberts. (1973). Mitsui: Three Centuries of Japanese Business. Weatherhill, Inc, NY.

John G. Roberts. (1989). Mitsui: Three Centuries of Japanese Business. John Weatherhill, Inc, NY.

Tận, N. V. (2004). Chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế của Nhật Bản trong nửa sau những năm 50 của thế kỷ XIX. Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 6(54), tháng 12, tr.42-47.

Sính, V. (2014). Nhật Bản cận đại. Hà Nội: Nxb. Lao động.

Tải xuống

Đã Xuất bản

2024-06-21