LỄ HỘI DÂNG Y KAṬHINA CỦA CỘNG ĐỒNG TU SĨ PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ

Các tác giả

  • Nguyễn Trung Kiên Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
  • Nguyễn Văn Quảng Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

DOI:

https://doi.org/10.54163/ncdt/324

Tóm tắt

Lễ hội dâng Y Kaṭhina là lễ hội cổ truyền, lớn nhất trong năm của Phật giáo Nam tông tại Việt Nam nói riêng và những quốc gia Phật giáo trên thế giới nói chung. Lễ hội này có từ thời đức Phật Thích Ca còn tại tiền và được duy trì cho tới ngày nay. Hàng năm, trong khoảng thời gian từ sau ngày Rằm tháng 9 âm lịch tới Rằm tháng 10 âm lịch, ở một ngôi chùa hoặc một địa điểm hợp luật Phật, chư Tăng, Ni của Phật giáo Nam tông sẽ tổ chức lễ hội dâng Y Kaṭhina. Ý nghĩa của lễ hội là đánh dấu khoảng thời gian ba tháng an cư nhập hạ, tu tập miên mật của các tu sĩ, tấm Y sẽ được dâng tới những vị trưởng lão hoặc vị hội đủ yêu cầu. Tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, cộng đồng Phật giáo Nam tông thường tổ chức lễ hội dâng Y Kaṭhina trong bảy ngày tại bảy ngôi chùa khác nhau (ba ngôi chùa còn lại mới thành lập nên chưa đủ điều kiện để tổ chức). Tuần lễ hội này đã trở thành một nét văn hóa mang đậm dấu ấn của tu sĩ Phật giáo Nam tông nơi đây, đồng thời cũng là nơi để Phật tử các giới trong và ngoài nước có cơ hội tham dự và làm việc thiện lành. Bài viết này sẽ làm rõ nguồn gốc, quy trình tổ chức, ý nghĩa của lễ hội dâng Y Kaṭhina, đặc biệt còn nhấn mạnh một số biến đổi ở lễ hội này của Phật giáo Nam tông tại tỉnh Thừa Thiên - Huế

Tài liệu tham khảo

Anh, D. D. (2014). Outline of Vietnamese cultural history. Hanoi: The Gioi Publisher.

Bhikkhu Giac Gioi. (2003). General Vinaya. Hanoi: Religion Publishing House.

Bhikkhu Toai Khanh. (2020). Pali Dictionary - etymology and explanation. Hanoi: Hong Duc Publishing House.

Bhikkhu Indacanda Nguyet Thien. (2005). Vinaya Pitaka - Analysis of Bhikkhu Precepts, Volume 1. Hanoi: Religion Publishing House.

Bhikkhu Indacanda Nguyet Thien. (2005). The Vinaya Pitaka - Compilation (Maha-Vinaya II). Hanoi: Religious Publishing House.

Bhikkhu Phap Tong. (2006). Southern Buddhism (Theravāda - Primitive) in Thua Thien Hue. Internal circulation document.

Bhikkhu Phap Tong. (2016). The Royal Thai Kathina Robe Offering Ceremony in Thua Thien Hue - the role of strengthening the people-to-people friendship between Vietnam and Thailand. Proceedings of the Scientific Conference on 40 years of Vietnam - Thailand relations.

Bhikkhu Thich Nhat Tu. (2021). Southern Buddhism in the Southern region. Hanoi: Hong Duc Publishing House.

Bhikkhu Toai Khanh (2020). Pali Dictionary - etymology and interpretation. Hanoi: Hong Duc Publishing House.

Doan, N. T. K. (2003). Typical Vietnamese festivals. Hanoi: Culture and Information Publishing House.

Hue, P. K. (2000). Vietnamese customs past and present. Hanoi: Youth Publishing House.

Khanh, D. G. (1993). Traditional festivals in modern society. Hanoi: Social Sciences Publishing House.

Khanh, P. K. (2009). Buddha and Buddhism. Ho Chi Minh City: General Publishing House.

Ly, L. H. (2008). The impact of market economy on festivals and beliefs. Hanoi: Culture and Information Publishing House.

Ministry of Culture, Sports and Tourism. (2020). Official dispatch No.4323/BVHTTDL-VHCS on festival management and organization in 2021.

Ministry of Culture, Sports and Tourism. (2023). Official dispatch No.3811/BVHTTDL-VHCS on strengthening festival management and organization.

Manh, N. V. (2002). The value of traditional festivals. Journal of Folklore, no.2.

Bhikkhu Ho Phap. (2006). Kathina Robe Offering Ceremony. Hanoi: Religion Publishing House.

Phe, H. (2019). Vietnamese Dictionary. Hanoi: Hong Duc Publishing House.

That, L. M. (1999). History of Vietnamese Buddhism 1. Thua Thien - Hue: Thuan Hoa Publishing House.

That, L. M., & Sy, T. (2019). Introduction to Buddhist wisdom. Hanoi: Hong Duc Publishing House.

Vu, L. T. (2005). Vietnamese Festivals. Hanoi: Culture and Information Publishing House.

Tải xuống

Đã Xuất bản

2024-09-30

Số

Chuyên mục

VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN