THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP PHẬT HỌC KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ
DOI:
https://doi.org/10.54163/ncdt/348Tóm tắt
Tình hình quản lý và đào tạo tại các trường Trung cấp Phật học khu vực Đông Nam Bộ hiện đang đối diện với nhiều thách thức đáng kể. Cơ sở hạ tầng vẫn còn hạn chế, đặc biệt là trang thiết bị và môi trường học tập cần được nâng cấp. Chương trình đào tạo chủ yếu tập trung vào lý thuyết Phật học căn bản, trong khi phần thực hành còn hạn chế, dẫn đến việc thiếu các kỹ năng thực tiễn trong đào tạo Tăng Ni sinh. Đội ngũ giáo sư có chuyên môn tốt, nhưng số lượng giáo sư có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm chưa đủ, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Ngoài ra, phương pháp giảng dạy cần được đổi mới để phù hợp với yêu cầu thời đại, trong khi sự hỗ trợ về tài nguyên học liệu và hạ tầng trực tuyến vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập và nghiên cứu. Hơn nữa, sự tác động của các yếu tố bối cảnh xã hội và văn hóa đã làm gia tăng thách thức trong việc quản lý và triển khai chương trình đào tạo.
Tài liệu tham khảo
Dũng, P. V. (2022a). Phát triển đội ngũ giảng sư ở các trường Trung cấp Phật học hiện nay theo hướng chuẩn hoá. Luận án Tiến sĩ Quản lý Giáo dục, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Khoa học xã hội. Hà Nội.
Dũng, P. V. (2022b). Thực trạng phát triển đổi ngũ giảng sư ở các trường Trung cấp Phật học hiện nay theo hướng chuẩn hoá. Tạp chí Giáo dục, số 22(7).
Đoàn, C. Đ., & Hằng, N. T. T. (2017). Quản lý hoạt động dạy học tại Học viện Phật giáo Việt Nam - Thực trạng và giải pháp. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 62, 179-186.
Huệ, N. (2023). Toạ đàm Giáo dục hệ Trung cấp Phật học: Trực trạng và giải pháp.
Từ, T. N. (2020). Phật giáo vùng Nam Bộ: Sự hình thành và phát triển. Nxb. Hồng Đức.
Tuyến, K. H. A. (2018). Thực trạng nội dung và phương pháp dạy học tại trường Trung cấp Phật học tỉnh Đồng Nai. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Đồng Nai, số 9.