BẢO TỒN NHỮNG GIÁ TRỊ ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM THÔNG QUA GIÁO DỤC HỌC SINH CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ

Các tác giả

  • Đào Đăng Phượng Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
  • Nguyễn Thị Lệ Quyên Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

DOI:

https://doi.org/10.54163/ncdt/450

Tóm tắt

Âm nhạc truyền thống có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinh phổ thông. Trường học có trách nhiệm giáo dục học sinh về truyền thống tốt đẹp của dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa vùng miền, giáo dục thái độ trân trọng di sản văn hoá, từng bước hình thành ở học sinh lòng tự hào dân tộc, sự trân trọng đối với những giá trị văn hóa của vùng miền mình. Khi học sinh hiểu được cái hay, cái đẹp của âm nhạc dân ca vùng miền, sẽ góp phần lớn vào công tác bảo tồn những giá trị âm nhạc truyền thống của đất nước. Bài viết tập trung vào vai trò của âm nhạc truyền thống đối với học sinh, tìm hiểu thực trạng và đưa ra kiến nghị để thực hiện tốt công tác dạy và học những nội dung âm nhạc truyền thống cho học sinh cấp trung học cơ sở

Tài liệu tham khảo

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình giáo dục phổ thông.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2017). Thông tư số 19/2017/TT-BGDĐT về Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành giáo dục.

Đức, T. Q. M. (2022). Dạy học hát Bài Chòi và Lý Quảng Nam cho học sinh trung học cơ sở. Luận án tiến sĩ tại trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Hà Nội.

Loan, N. T. (2006). Âm nhạc cổ truyền Việt Nam. Hà Nội: Nxb. Đại học Sư phạm.

Phượng, Đ. Đ. (2024). Dạy học hát Xoan cho học sinh tiểu học khu vực Trung du Bắc Bộ. Hà Nội: Nxb. Văn học.

Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. (2019). Luật Giáo dục. Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia.

Thanh, T. N. (1995). Dân ca các dân tộc Việt Nam. Hà Nội: Nxb. Văn hóa dân tộc.

Toàn, P. T. (2015). Giáo dục Âm nhạc dân tộc trong Câu lạc bộ Âm nhạc ở trường trung học cơ sở. Tạp chí Giáo dục Nghệ thuật, Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Hà Nội.

Tải xuống

Đã Xuất bản

2025-04-01

Số

Chuyên mục

KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ