PHÁT TRIỂN NHỮNG MÔ HÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ LINH HOẠT VÀ HIỆU QUẢ CHO PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP VÀ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CỦA TỈNH ĐẮK NÔNG TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ HIỆN NAY

Các tác giả

  • Lê Thị Ly Na Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Nông

Tóm tắt

Đào tạo nghề cho phụ nữ dân tộc thiểu số nói chung và phụ nữ dân tộc thiểu số tại chỗ nói riêng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông là một trong những ưu tiên hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo nghề và chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Nông. Hiện nay, phụ nữ dân tộc thiểu số tại chỗ còn gặp nhiều khó khăn về đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Tổ chức nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng công tác dạy nghề cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại chỗ tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên cấp huyện của tỉnh Đắk Nông là việc làm hết sức quan trọng và cấp thiết.
Tác giả bài báo đã tiến hành khảo sát thực trạng mô hình dạy nghề linh hoạt, hiệu quả cho phụ nữ dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Nông trong giai đoạn 2017-2021, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân để quản lý phát triển hiệu quả mô hình dạy nghề cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông trong thời gian tới. Từ đó, tác giả đã đề xuất hệ thống giải pháp quản lý hiệu quả nhằm phát triển các mô hình dạy nghề linh hoạt, hiệu quả cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại chỗ ở các trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên cấp huyện trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay.

Tải xuống

Đã Xuất bản

2022-06-21

Số

Chuyên mục

KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ