NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG NGƯỜI CHĂM VÀ MỐI QUAN HỆ CHĂM - VIỆT QUA NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG
Tóm tắt
Việt Nam có 54 dân tộc cùng chung sống, trong đó có 53 dân tộc thiểu số. Mỗi tộc người đều có những hoạt động văn hóa mang tính chất riêng biệt, nhưng cũng có những nét đặc thù chung của khu vực, nên mối quan hệ giao lưu tiếp biến văn hóa giữa các tộc người là điều tất nhiên, càng làm cho nền văn hóa chúng ta thêm phong phú, đa dạng. Hai tộc người Chăm - Việt vốn có quan hệ gần gũi về nguồn gốc lịch sử và cùng chung nền văn hóa Đông Nam Á. Về cơ bản, quan hệ văn hóa Chăm - Việt diễn ra trên nhiều lĩnh vực, từ dạng thức của văn hóa vật chất như: Nhà ở, công cụ sản xuất, bánh Chưng, bánh Tét… đến sinh hoạt văn hóa tinh thần, phong tục tập quán như tục thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ mẫu, ý niệm về âm dương trong tư duy về thế giới, và nhất là trong lĩnh vực văn hóa dân gian. Bài viết tìm hiểu về nhạc cụ truyền thống người Chăm và mối quan hệ Chăm - Việt qua khía cạnh nhạc cụ truyền thống. Qua đó, nhằm thấy được mối quan hệ giao lưu tiếp biến văn hóa của hai nền văn hóa này trong tiến trình lịch sử.