GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ, TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY

Các tác giả

  • Vũ Thị Thanh Minh Học viện Dân tộc
  • Đoàn Anh Tuấn Trường Đại học Đông Đô

Tóm tắt

Bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay đã mở ra rất nhiều cơ hội cho sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc, đặc biệt là văn hóa của các dân tộc thiểu số. Thực tế văn hóa truyền thống Việt Nam, các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đang đứng trước nguy cơ mai một đã đặt ra trách nhiệm cho công tác giáo dục bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, cho học sinh dân tộc thiểu số trong các trường học. Xuất phát từ ý nghĩa trên, bài viết phân tích thực trạng công tác giáo dục bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường phổ thông, đặc biệt là học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú thời gian vừa qua. Trên cơ sở đó, bàn thảo các giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số cho học sinh dân tộc thiểu số trong các trường học, góp phần hoàn thiện nhân cách cho học sinh cũng như bảo tồn và phát huy vốn văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam nói chung và của các dân tộc thiểu số nói riêng.

Tải xuống

Đã Xuất bản

2021-11-20

Số

Chuyên mục

KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ