NHU CẦU PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC PHÁP LÝ CHẤT LƯỢNG CAO TRONG TRÀO LƯU MỸ ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ VÀO VIỆT NAM

Các tác giả

  • Bùi Thị Phương Lan Viện Nghiên cứu Châu Mỹ

DOI:

https://doi.org/10.54163/ncdt/240

Tóm tắt

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề quan trọng, cấp thiết của cả hệ thống trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam gia tăng hội nhập với quốc tế. Điều này được thúc đẩy bởi sự kiện Việt Nam và Mỹ nâng quan hệ ngoại giao lên cấp cao nhất là đối tác chiến lược toàn diện vào tháng 9/2023 mở ra một thời kỳ nhiều cơ hội hợp tác. Đây cũng là thời điểm chứng kiến nhiều sự quan tâm chuyển dịch đầu tư công nghệ của Mỹ từ Trung Quốc sang Việt Nam. Thế và lực của nước Mỹ trong cuộc Cách mạng 4.0 có thể giúp Việt Nam đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sự gia tăng đầu tư từ phía doanh nghiệp Mỹ vừa là cơ hội để xây dựng nền tảng cho nền kinh tế tri thức của đất nước, đồng thời cũng là thách thức đòi hỏi Việt Nam có đủ nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng cho yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ trong lĩnh vực công nghệ, mà cả trong lĩnh vực pháp lý trong thời kỳ mới. Nghiên cứu sau đây làm rõ tầm quan trọng của tính pháp lý đối với các nhà đầu tư khi đầu tư trực tiếp từ Mỹ vào Việt Nam sẽ gia tăng, kèm theo đó là nhu cầu về nhân lực cao trong công nghệ, cũng như pháp lý chuyên sâu về kinh tế quốc tế trên mọi miền của đất nước.

          Thế và lực của nước Mỹ trong cuộc Cách mạng 4.0 có thể giúp Việt Nam đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sự gia tăng đầu tư từ phía doanh nghiệp Mỹ vừa là cơ hội để xây dựng nền tảng cho nền kinh tế tri thức của đất nước, đồng thời cũng là thách thức đòi hỏi Việt Nam có đủ nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng cho yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ trong lĩnh vực công nghệ, mà cả trong lĩnh vực pháp lý trong thời kỳ mới.

Bài nghiên cứu sau đây làm rõ tầm quan trọng của tính pháp lý đối với các nhà đầu tư (NĐT) khi đầu tư trực tiếp từ Mỹ vào Việt Nam sẽ gia tăng, kèm theo đó là nhu cầu về nhân lực cao trong công nghệ, cũng như pháp lý chuyên sâu về kinh tế quốc tế trên mọi miền của đất nước.

Tài liệu tham khảo

Bộ Chính trị. (2019). Một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 29/9/2019.

Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. (2023). Tuyên bố chung Việt Nam - Hoa Kỳ về nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện. Hà Nội.

Đảng Cộng sản Việt Nam. (2021). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII - Tập 1. Hà Nội: Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật.

Garry, P. M. (1997). A Nation of Adversaries: How the Litigation Explosion is Reshaping America. Springer.

Miller, C. (2022). Chip War: The Fight for the World’s Most Critical Technology. New York: Scribner.

Thảo, T. Đ. (2020). Bàn về nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công ở nước ta hiện nay. Tạp chí Nhân lực Khoa học Xã hội, số 4/2020.

Toan, Đ. T. (2012). Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao vùng dân tộc thiểu số và miền núi hiện nay. Tạp chí Tuyên giáo, số 4/2012.

Tải xuống

Đã Xuất bản

2023-11-19

Số

Chuyên mục

KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ