ĐỂ NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG VÀ DU LỊCH XÍCH LẠI GẦN NHAU HƠN (NGHIÊN CỨU TẠI CỤM LÀNG NGHỀ VÙNG CÔNG VIÊN ĐỊA CHẤT NON NƯỚC CAO BẰNG)

Các tác giả

  • Bùi Thị Bích Lan Viện Dân tộc học

Tóm tắt

Đến với Công viên địa chất Non nước Cao Bằng, du khách có thể khám phá theo 03 tuyến du lịch địa chất với 03 chủ đề khác nhau. Một trong 03 tuyến du lịch ấy là tuyến phía Đông với chủ đề “Trải nghiệm văn hóa bản địa ở xứ sở thần tiên” - nơi được xem là “thủ phủ” của các làng nghề truyền thống, trong đó có cụm làng nghề xã Phúc Sen, gồm: nghề giấy bản (xóm Dìa Trên), nghề làm hương (xóm Đoàn Kết) và nghề rèn (xóm Pác Rằng). Ở cụm làng nghề này, sản phẩm làm ra dù đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt với các mặt hàng công nghiệp đang tràn ngập thị trường nhưng người dân vẫn say mê và tìm mọi cách để lưu giữ nghề. Đó là một yếu tố quan trọng để chính quyền các cấp cũng như Ban quản lý Công viên địa chất Non nước Cao Bằng lựa chọn để trở thành điểm tham quan, trải nghiệm của du khách. Tuy nhiên, do hoạt động du lịch vùng Công viên địa chất Non nước Cao Bằng mới đang ở giai đoạn khởi đầu nên vấn đề khai thác giá trị của các làng nghề vẫn còn đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi sự vào cuộc của nhiều bên liên quan, bao gồm người dân, các cấp chính quyền, các tổ chức, các công ty du lịch, lữ hành,…

Tải xuống

Đã Xuất bản

2022-11-20

Số

Chuyên mục

VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN