TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ BAO TRÙM VÀ BẪY NGHÈO ĐÓI Ở VIỆT NAM

Các tác giả

  • Nguyễn Trung Hiếu Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh

DOI:

https://doi.org/10.54163/ncdt/318

Tóm tắt

Bài viết này tập trung phân tích mối quan hệ giữa mô hình tăng trưởng kinh tế và thực trạng nghèo đói ở Việt Nam. Thông qua việc tổng hợp các lý thuyết nền tảng về tăng trưởng bao trùm và bằng chứng thực nghiệm về bẫy nghèo đói, nghiên cứu chỉ ra rằng: (i) Mặc dù, đạt tốc độ tăng trưởng cao và ấn tượng, song tính bao trùm trong mô hình tăng trưởng của Việt Nam còn hạn chế, thể hiện qua việc một bộ phận dân cư vẫn bị bỏ lại phía sau; (ii) Sự tồn tại dai dẳng của nghèo đói và bất bình đẳng cơ hội là một thách thức đáng kể, với nguy cơ hình thành các “bẫy nghèo đói” khiến người nghèo khó vươn lên thoát nghèo bền vững; (iii) Để giải quyết triệt để vấn đề này, cần có sự chuyển đổi mạnh mẽ sang mô hình tăng trưởng bao trùm hơn, chú trọng vào việc tạo cơ hội việc làm tốt, cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản và tăng cường hệ thống an sinh cho người nghèo, bên cạnh các chính sách thúc đẩy tăng năng suất. Từ đó, nghiên cứu cũng đề xuất một số khuyến nghị chính sách cụ thể nhằm hiện thực hóa tăng trưởng bao trùm và xóa nghèo đói bền vững.

Tài liệu tham khảo

Ali, I., & Son, H. H. (2007). Measuring inclusive growth. Asian Development Review, 24 (1), p.11-31.

Azariadis, C., & Stachurski, J. (2005). Poverty traps. In P. Aghion & S. N. Durlauf (Eds.), Handbook of Economic Growth (Vol. 1, p. 295-384). Elsevier.

Barrett, C. B., & Carter. , M. R. (2013). The economics of poverty traps and persistent poverty: Empirical and policy implications. Journal of Development Studies, 49 (7), p.976-990.

Baulch, B., & Vu, H. D. (2011). Poverty dynamics in Vietnam, 2002 to 2006. In B. Baulch (Ed.), Why Poverty Persists: Poverty Dynamics in Asia and Africa (pp. 219-254). Edward Elgar Publishing.

Bourguignon, F. (2004). The poverty-growth-inequality triangle (Indian Council for Research on International Economic Relations, New Delhi Working Papers No. 125).

Bowles, S., Durlauf, S. N., & Hoff, K. (Eds). (2006). Poverty traps. Princeton University Press.

Carter, M. R., & Barrett, C. B. (2006). The economics of poverty traps and persistent poverty: An asset-based approach. Journal of Development Studies, 42 (2), p.178-199.

Giang, L. T., & Yoke, W. H. (2012). Household welfare and pricing of rice: Does the Large-Scale Field Model matter for Vietnam. Journal of Vietnamese Studies, 7 (4), p.32-51.

Kuznets, S. (1955). Economic growth and income inequality. The American Economic Review, 45 (1), p.1-28.

Ngân hàng Thế giới. (2022). Từ chặng đường cuối đến chặng đường kế tiếp - Đánh giá thực trạng nghèo và bình đẳng của Việt Nam năm 2022. Ngân hàng Thế giới.

Nguyên, C. V., Phạm, N. M., & Vương, N. H. (2015). Economic reforms, inequality, and growth in Vietnam. Journal of Southeast Asian Economies, 32 (2), p.211-233.

Ostry, J. D., Berg, A., & Tsangarides, C. G. (2014). Redistribution, inequality, and growth (IMF Staff Discussion Note SDN/14/02). International Monetary Fund.

Pham, T. H., & Le, T. T. (2022). The impact of COVID-19 on inequality and poverty in Vietnam. Journal of the Asia Pacific Economy, 27 (1), p.1-17.

Ravallion, M. (2012). Why don't we see poverty convergence. American Economic Review, 102 (1), p.504-23.

Ravallion, M., & Chen, S. (2003). Measuring pro-poor growth. Economics Letters, 78 (1), p.93-99.

Rauniyar, G., & Kanbur, R. (2010). Inclusive development: Two papers on conceptualization, application, and the ADB perspective. Asian Development Bank.

Tổng cục Thống kê Việt Nam. (2021). Niên giám thống kê 2020. Hà Nội: Nxb. Thống kê.

World Bank. (2009). What is Inclusive Growth. World Bank.

Zhuang, J., & Ali, I. (2010). Poverty, inequality, and inclusive growth in Asia. In J. Zhuang (Ed.), Poverty, Inequality, and Inclusive Growth in Asia: Measurement, Policy Issues and Country Studies (p.1-32). Anthem Press.

Tải xuống

Đã Xuất bản

2024-09-30

Số

Chuyên mục

KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ