XÂY DỰNG ĐẢNG Ở NAM BỘ VÀ KẾ SÁCH PHỐI HỢP VỚI CHIẾN TRƯỜNG CẢ NƯỚC (1952-1954)
DOI:
https://doi.org/10.54163/ncdt/317Tóm tắt
Tóm tắt
Chiến tranh, về mặt lịch sử, việc huy động các đội quân lớn, sử dụng súng máy, xe tăng và bom đạn là bắt buộc phải có. Tuy nhiên, trong kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954, ở miền Nam Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Xứ ủy Nam bộ và Trung ương Cục miền Nam đã thống nhất đưa ra các biện pháp ngăn chặn với những loại vũ khí mà Việt Nam chưa từng có trong các hoạch định và thực thi chính sách quân sự, đó là, khẩu hiệu “Giữ người, giữ của, xây dựng người, xây dựng của, giành giật người, giành giật của với giặc để đánh giặc, chống sự cướp người, cướp của của giặc, chống sự mê hoặc người, lôi kéo người, thu hút tài sản của giặc” và nhiệm vụ “Xây dựng, đào luyện, củng cố cho các chi bộ trở thành thực tế những chi bộ tích cực chiến đấu, chết sống với giặc, tích cực lãnh đạo nhân dân chiến đấu với giặc trong vùng bị tạm chiếm, trong vùng độc lập, ở xã, ở bộ đội địa phương, ở các đại đội chủ lực”. Hoàn cảnh lịch sử đã đặt cho Nam bộ trọng trách là “người đi trước”. Đảng bộ và nhân dân Nam bộ thể hiện tinh thần “thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” nêu gương về chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, xả thân đấu tranh vì độc lập của Tổ Quốc. Từ khi Chiến dịch Điện Biên Phủ mở màn ngày 13-3-1954, đến ngày toàn thắng ngày 07-5-1954, quân và dân Nam bộ đã đẩy mạnh tiến công, giành quyền chủ động chiến trường, mở rộng nhiều vùng giải phóng. Bộ đội liên tục bao vây, tiến công tiêu diệt đồn bốt và những vị trí then chốt sát các vùng đô thị bị địch tạm chiếm, đã kềm chân giặc, gây cho giặc nhiều tổn thất, góp phần quan trọng vào chiến thắng Điện Biên Phủ, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. Để có cơ sở đánh giá đủ và đúng thực tế cách mạng miền Nam, bài viết này tập trung vào việc xây dựng Đảng ở Nam Bộ và kế sách phối hợp với chiến trường cả nước (1952-1954), cụ thể là Nam bộ thực hiện chủ trương chỉnh huấn Đảng, chỉnh quân, thực hiện kế hoạch phối hợp chiến trường cả nước, mặt trận sau lưng giặc ở miền Nam với một số trận đánh tiêu biểu
Tài liệu tham khảo
Archimedes L.A.Patti. (2008). Tại sao Việt Nam. Đà Nẵng: Nxb. Đà Nẵng.
Báo cáo năm 1952 của Trung ương Cục. Hồ sơ A98-LS/CCT/QK7.
Bản số 5, Hồ sơ số 1: Phòng Tỉnh đội Mỹ Tho, Kho lưu trữ K4BQP.
Báo cáo tình hình tổng quát Phân liên khu miền Đông (từ tháng 9/1953 đến tháng 5/1954). Tài liệu LS-53, lưu tại Phòng Khoa học Quân sự Quân khu 7.
Bộ Tư lệnh Phân liên khu miền Đông: Tình hình tổng quát Phân liên khu miền Đông từ tháng 9/1953 đến cuối tháng 5/1954.
Bảo Đại: Con rồng An Nam, Trung tâm Thông tin Khoa học Quân sự. (1982). Lưu tại Thư viện Lịch sử Quân sự, Ký hiệu VL-3627.
Ban Tổng kết chiến tranh Thành ủy TP. Hồ Chí Minh. (1994). Lịch sử Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định kháng chiến (1945-1975). Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia.
Bộ tư lệnh Quân khu 9. (1996). Quân khu ba mươi năm kháng chiến 1945-1975. Hà Nội: Nxb. Quân Đội nhân dân.
Ban Chỉ đạo và Ban biên tập truyền thống Tây Nam Bộ. (2000). Tây Nam Bộ 30 năm kháng chiến (1945-1975). Cần Thơ: Nxb. Cần Thơ.
Đảng Cộng sản Việt Nam. (2001). Văn kiện Đảng toàn tập, tập 12. Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật.
Đảng Ủy và Bộ tư lệnh Quân khu 7. (2003). Lịch sử công tác Đảng, công tác chính trị Lực lượng vũ trang Quân khu 7 (1945-1954), tập 1. Hà Nội: Nxb. Quân Đội nhân dân.
Đảng ủy Bộ Tư lệnh Quân khu 9. (2018). Tiểu đoàn 307 trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1948-1954). Hà Nội: Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật.
Fredrick Aandahl, Foreign relations of the United States, 1951. Asia and the Pacific (in two parts) Volume VI, Part 1, 1951. https://search.library.wisc.edu/digital/AKGXUB34WDRDHQ8L/pages?as=text&view=scroll
Harold S. Callender. (1953). “Paris Debate on Indo-China Shows Differences with U.S.,” New York Times, July 24, 1953, p.3.
Henri Navarre. (2004). Đông Dương hấp hối. Hà Nội: Nxb. Công an nhân dân.
Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến. (2020). Biên niên sự kiện lịch sử Nam Bộ kháng chiến 1945-1975. Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật.
Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến. (2022). Lịch sử Nam Bộ kháng chiến - tập I (1945-1954). Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật.
Liệu, V. Đ. (2000). Tây Nam Bộ 30 năm kháng chiến (1945-1975). Cần Thơ: Nxb Cần Thơ.
Nghinh, N.Đ. (1987). Về quyền sở hữu ruộng đất khẩn hoang dưới thời phong kiến. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 5, 6, tr.236-237.
The Ambassador in France (Bruce) to the Secretary of State. (1951). https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1951v06p1/d317
Thêm, Đ. (1966). Hai mươi năm qua 1945-1964, việc từng ngày. Sài Gòn: Nxb. Nam Chi Tùng Thư.
Trà, T.V. (2005). Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm. Hà Nội: Nxb. Quân Đội nhân dân.
“The Minister at Saigon (Heath) to the State Department,” January 8, 1952, Saigon, FRUS, Vol. XIII, Part I, p.11. https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1952-54v13p1/d26
Giáp, V.N. (1970). Mấy vấn đề về đường lối quân sự của Đảng ta. Hà Nội: Nxb. Sự thật.
Verne L. Bowers. (1974). The Development and Training of the South Vietnamese Army (1950-1972). Library of Congress Catalog Number: 74-34409 https://history.army.mil/html/books/090/90-10/cmhPub_90-10.pdf
Văn kiện Đảng 1951-1952. Ban nghiên cứu lịch sử Trung ương. Hà Nội. (1980), tập 4, quyển 1.
William S. White. (1954). Senate Weighs Indo-China; Bipartisan Stand Shapes Up. New York Times, April 7, p.1.