BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN VÀ THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI ĐẾN NĂM 2030

Tóm tắt

Bảo đảm quyền con người là một trong những nội dung cơ bản, được ghi nhận và bảo vệ trong các văn kiện quốc tế và pháp luật của các quốc gia. Việt Nam là quốc gia thành viên của Công ước quốc tế về quyền con người, Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, văn bản pháp luật nhằm bảo đảm quyền con người. Trong đó, việc bảo đảm quyền của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm của cả Nhà nước và xã hội; đặc biệt điều đó đã được thực hiện qua Hiến pháp, nhiều quan điểm, đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Bài viết tập trung đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp bảo đảm quyền con người trong xây dựng, hoàn thiện và thực thi chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2030, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đất nước.

QUAN HỆ KINH TẾ PHÍA NỘI BIÊN GIỮA ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VÙNG BIÊN GIỚI VIỆT NAM - TRUNG QUỐC

Tóm tắt

Lịch sử cho thấy, quan hệ giữa đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta có lúc thăng, lúc trầm, song sự hòa hợp, thống nhất, cùng chung lưng, đấu cật trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vẫn là chủ đạo. Ở vùng biên giới Việt - Trung hiện nay, xu thế liên kết, lệ thuộc, tương trợ lẫn nhau trong quan hệ kinh tế càng làm thắt chặt hơn khối đại đoàn kết giữa đồng bào các dân tộc thiểu số phía nội biên. Những mối quan hệ này đang trở thành một nguồn vốn xã hội quan trọng, cần thiết và tất yếu của các tộc người vùng biên. Tuy nhiên, nghiên cứu này đã cho thấy, trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường hiện nay, giữa các tộc người cũng đang nảy sinh những mối quan hệ mới, ảnh hưởng không tích cực đến trật tự xã hội địa phương, đến an ninh quốc phòng vùng biên cũng như truyền thống đoàn kết, tương trợ, sẻ chia.

NHẬN THỨC VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ CÁC VẤN ĐỀ CẤP THIẾT CỦA PHỤ NỮ, TRẺ EM VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI

Tóm tắt

Dựa trên kết quả khảo sát ban đầu dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ trẻ em” do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì, là một trong 10 dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Trong phạm vi bài viết, nhóm tác giả làm rõ thực trạng nhận thức về bình đẳng giới của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, người uy tín và người dân cộng đồng, đồng thời xác định những vấn đề cấp thiết hiện nay đối với phụ nữ, trẻ em ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Giới thiệu về Tạp chí

Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc (VJEMR) là cơ quan báo chí thực hiện chức năng nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lý luận của Học viện Dân tộc Việt Nam (VAEM), Ủy ban Dân tộc (UBDT). Tạp chí Nghiên cứu các dân tộc thiểu số đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép số 1421 ngày 31 tháng 8 năm 2011 và có mã số chuẩn quốc tế ISSN 0866 - 773X. Tạp chí Nghiên cứu các dân tộc thiểu số được xuất bản định kỳ 04 kỳ/năm nhằm mục đích: Thông tin kết quả nghiên cứu khoa học phục vụ xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số; Cung cấp cơ sở khoa học, lý luận để các cơ quan, tổ chức tham khảo, nghiên cứu trong quá trình hoạch định chiến lược, chính sách và hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc; Tạo diễn đàn trao đổi thông tin khoa học, nghiên cứu trong nước và quốc tế về lĩnh vực dân tộc và công tác dân tộc. Để đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng khoa học, tất cả các bài viết gửi Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc thiểu số đều trải qua một quy trình chặt chẽ, khách quan bởi các nhà khoa học và chuyên gia có uy tín. đầu ngành trong lĩnh vực công tác dân tộc của Việt Nam và thế giới.

Thông báo

Danh sách điểm Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước của Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc

2024-01-10

Năm 2024, Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc được Hội đồng giáo sư ngành Khoa học Giáo dục tăng lên 1,0 điểm và Hội đồng giáo sư liên ngành Triết học - Chính trị học - Xã hội học tăng lên 0,75 điểm

Như vậy, Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc đã được 08 Hội đồng giáo sư ngành và liên ngành cho điểm từ 0,25 điểm đến 1,0 điểm, trong đó: 02 Hội đồng 1,0 điểm; 03 Hội đồng 0,75 điểm; 01 Hội đồng 0,5 điểm và 02 Hội đồng 0,25 điểm.

Cụ thể:

1. Hội đồng giáo sư ngành Tâm lý học: 1,0 điểm

2. Hội đồng giáo sư ngành Khoa học Giáo dục: 1,0 điểm

3. Hội đồng giáo sư liên ngành Sử học - Khảo cổ học - Dân tộc học/Nhân học: 0,75 điểm

4. Hội đồng giáo sư liên ngành Triết học - Chính trị học - Xã hội học: 0,75 điểm

5. Hội đồng giáo sư liên ngành Văn hóa - Nghệ thuật - Thể dục thể thao: 0,75 điểm

Đọc thêm về Danh sách điểm Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước của Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc

Số hiện tại

T. 13 S. 4 (2024): Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc số 4 năm 2024
					Xem T. 13 S. 4 (2024): Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc số 4 năm 2024
Đã Xuất bản: 2024-11-20
Xem Tất cả Các số