SINH KẾ CỦA NGƯỜI CƠ-TU Ở THỦY ĐIỆN SÔNG BUNG 4 (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP Ở THÔN PA RƯM VÀ PADHY THUỘC XÃ ZUÔIH, HUYỆN THẠNH MỸ, TỈNH QUẢNG NAM)

Tóm tắt

Trong những năm qua, các công trình thủy điện được xây dựng đã có những đóng góp đáng kể cho sự tăng trưởng kinh tế của đất nước nhưng đi kèm với thủy điện là những cuộc di dân tái định cư cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định về môi trường, văn hóa và sinh kế. Hiện nay, câu hỏi được đặt ra đối với các dự án tái định cư là phải làm thế nào để cải thiện đời sống cho người dân, giúp họ có mức sống ít nhất là bằng hoặc hơn nơi ở cũ, nhanh chóng hòa nhập và thích ứng với cuộc sống ở nơi mới mà vẫn giữ được các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Để trả lời cho câu hỏi này, các chương trình và dự án của Nhà nước, các tổ chức quốc tế đã hỗ trợ giúp người Cơ-tu phục hồi sinh kế cùng với sự nỗ lực của bản thân, người Cơ-tu đã thay đổi sinh kế của mình để thích nghi với môi trường mới. Bài viết này tìm hiểu thực trạng hoạt động sinh kế của người Cơ-tu ở các thôn Pa Rưm và PaDhy thuộc xã Zuôih, huyện Thạnh Mỹ, tỉnh Quảng Nam sau khi dời đến khu tái định cư.

THỰC TRẠNG BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN NGHỀ DỆT THỔ CẨM DƯỚI GÓC NHÌN KINH TẾ, BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TẠI TỈNH ĐẮK LẮK

Tóm tắt

Dệt thổ cẩm là một nghề thủ công truyền thống mang đậm bản sắc của đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Lắk. Hiện nay, giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng ngày càng dễ dàng, nhanh chóng; khoa học và công nghệ đang làm thay đổi diện mạo của đời sống;… đã khiến văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số đứng trước nhiều thách thức giữa bảo tồn nguyên vẹn hay đổi thay để phát triển. Nghề dệt thổ cẩm truyền thống trong các dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Lắk cũng không là ngoại lệ. Bài viết này góp phần vào việc bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của cộng đồng dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Lắk từ góc nhìn bảo tồn di sản văn hóa và góc nhìn kinh tế.

ĐỂ NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG VÀ DU LỊCH XÍCH LẠI GẦN NHAU HƠN (NGHIÊN CỨU TẠI CỤM LÀNG NGHỀ VÙNG CÔNG VIÊN ĐỊA CHẤT NON NƯỚC CAO BẰNG)

Tóm tắt

Đến với Công viên địa chất Non nước Cao Bằng, du khách có thể khám phá theo 03 tuyến du lịch địa chất với 03 chủ đề khác nhau. Một trong 03 tuyến du lịch ấy là tuyến phía Đông với chủ đề “Trải nghiệm văn hóa bản địa ở xứ sở thần tiên” - nơi được xem là “thủ phủ” của các làng nghề truyền thống, trong đó có cụm làng nghề xã Phúc Sen, gồm: nghề giấy bản (xóm Dìa Trên), nghề làm hương (xóm Đoàn Kết) và nghề rèn (xóm Pác Rằng). Ở cụm làng nghề này, sản phẩm làm ra dù đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt với các mặt hàng công nghiệp đang tràn ngập thị trường nhưng người dân vẫn say mê và tìm mọi cách để lưu giữ nghề. Đó là một yếu tố quan trọng để chính quyền các cấp cũng như Ban quản lý Công viên địa chất Non nước Cao Bằng lựa chọn để trở thành điểm tham quan, trải nghiệm của du khách. Tuy nhiên, do hoạt động du lịch vùng Công viên địa chất Non nước Cao Bằng mới đang ở giai đoạn khởi đầu nên vấn đề khai thác giá trị của các làng nghề vẫn còn đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi sự vào cuộc của nhiều bên liên quan, bao gồm người dân, các cấp chính quyền, các tổ chức, các công ty du lịch, lữ hành,…

Giới thiệu về Tạp chí

Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc (VJEMR) là cơ quan báo chí thực hiện chức năng nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lý luận của Học viện Dân tộc Việt Nam (VAEM), Ủy ban Dân tộc (UBDT). Tạp chí Nghiên cứu các dân tộc thiểu số đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép số 1421 ngày 31 tháng 8 năm 2011 và có mã số chuẩn quốc tế ISSN 0866 - 773X. Tạp chí Nghiên cứu các dân tộc thiểu số được xuất bản định kỳ 04 kỳ/năm nhằm mục đích: Thông tin kết quả nghiên cứu khoa học phục vụ xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số; Cung cấp cơ sở khoa học, lý luận để các cơ quan, tổ chức tham khảo, nghiên cứu trong quá trình hoạch định chiến lược, chính sách và hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc; Tạo diễn đàn trao đổi thông tin khoa học, nghiên cứu trong nước và quốc tế về lĩnh vực dân tộc và công tác dân tộc. Để đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng khoa học, tất cả các bài viết gửi Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc thiểu số đều trải qua một quy trình chặt chẽ, khách quan bởi các nhà khoa học và chuyên gia có uy tín. đầu ngành trong lĩnh vực công tác dân tộc của Việt Nam và thế giới.

Thông báo

Danh sách điểm Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước của Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc

2024-01-10

Tính đến năm 2023, Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc đã được 8 Hội đồng giáo sư ngành và liên ngành cho điểm từ 0,25 điểm đến 1,0 điểm. Cụ thể:

1. Hội đồng giáo sư ngành Tâm lý học: 1,0 điểm

2. Hội đồng giáo sư ngành Giáo dục học: 0,75 điểm

3. Hội đồng giáo sư ngành Sử học - Khảo cổ học - Dân tộc học: 0,75 điểm

4. Hội đồng giáo sư ngành Văn hóa - Nghệ thuật - Thể dục thể thao: 0,75 điểm

5. Hội đồng giáo sư ngành Triết học - Xã hội học - Chính trị học: 0,5 điểm

6. Hội đồng giáo sư ngành Văn học: 0,5 điểm

Đọc thêm về Danh sách điểm Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước của Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc

Số hiện tại

T. 12 S. 4 (2023): Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc số 4 năm 2023
					Xem T. 12 S. 4 (2023): Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc số 4 năm 2023
Đã Xuất bản: 2023-11-19
Xem Tất cả Các số